Hiệp Hòa tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng trong xử lý vi phạm đất đai

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Thực hiện Chỉ thị số 19- CT/TU ngày 11/6/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường kiểm tra, thanh tra để xử lý các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai và Kết luận số 120-KL/TU ngày 8/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong việc tập trung đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 19; Ban Thường vụ Huyện ủy Hiệp Hòa đã ban hành Nghị quyết số 162- NQ/HU ngày 12/9/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác quản lý và sử dụng đất đai trong giai đoạn 2017-2020 và những năm tiếp theo. Đến nay, huyện đã lập hồ sơ xử lý được 2.619/3.614 trường hợp vi phạm đất đai, đạt 72,5%, trong đó có 3.578 trường hợp vi phạm trước Chỉ thị 19; 36 trường hợp vi phạm sau Chỉ thị 19. Hiện còn 995 trường hợp vi phạm phải xử lý, trong đó có 963 trường hợp vi phạm trước Chỉ thị 19 và 32 trường hợp vi phạm sau Chỉ thị 19.

Một hộ gia đình trên địa bàn xã Thái Sơn tự giác tháo dỡ công trình vi phạm.

Để thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Chỉ thị số 19 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và  Nghị quyết số 162 của Ban Thường vụ Huyện ủy về công tác quản lý và sử dụng đất đai, năm 2022 huyện Hiệp Hòa tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, ngăn chặn, phòng ngừa tiêu cực, vi phạm trong lĩnh vực đất đai; tăng cường phát hiện, xử lý dứt điểm, triệt để các vi phạm trong quản lý đất đai, nhằm ngăn chặn, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn huyện; xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước đối với những tổ chức, cá nhân có vi phạm về pháp luật đất đai, đặc biệt là tình trạng giao đất trái thẩm quyền, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất.

Theo đó, UBND huyện phân loại từng trường hợp vi phạm để xây dựng kế hoạch xử lý. Trong đó, đối với các trường hợp vi phạm đất đai đã rà soát theo Chỉ thị 19 được phân loại như vi phạm do tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đào thành ao, hồ để nuôi trồng thủy sản... thực hiện thiết lập hồ sơ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tổ chức kiểm tra và xác nhận việc đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với các vi phạm sang đất trồng cây lâu năm. Đối với các vi phạm do tự ý chuyển đất trồng lúa sang thành ao, hồ để nuôi trồng thủy sản; do tự ý chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đào thành ao, hồ để nuôi trồng thủy sản; do tự ý chuyển đất nông nghiệp trồng cây hàng năm sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi... thực hiện lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp vi phạm trước ngày 1/7/2014 phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; lập hồ sơ đăng ký đất đai đối với trường hợp vi phạm không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và vi phạm sau ngày 1/7/2014. Trong đó thực hiện xác minh thời điểm, nguồn gốc đất, hoàn thiện hồ sơ cấp GCNQSD đất, trích lục, trích đo thửa đất và tổ chức xét duyệt hồ sơ, tổ chức công khai và kết thúc công khai.

Đối với các trường hợp do tự ý chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở; vi phạm do tự ý chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (đất sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ...) được phân loại vi phạm theo thời điểm: vi phạm trước 1/7/2014 thực hiện lập hồ sơ cấp GCNQSD đất đối với các trường hợp phù hợp quy hoạch; đăng lý đất đai đối với các trường hợp không phù hợp với quy hoạch. Vi phạm sau ngày 1/7/2014, chỉ đạo UBND cấp xã lập phương án chi tiết để xử lý, tháo dỡ các công trình vi phạm.

Đối với các trường hợp vi phạm sau Chỉ thị 19, huyện xây dựng kế hoạch, thời gian cụ thể cưỡng chế đối với các trường hợp vi phạm. Đối với các trường hợp vi phạm mới phát sinh sau 31/12/2021, yêu cầu các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý dứt điểm, kịp thời các vi phạm phát sinh; tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch và công chức địa chính- xây dựng xã nếu không phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm phát sinh.

Cùng với việc xây dựng kế hoạch xử lý các trường hợp vi phạm đất đai trên địa bàn, UBND huyện đã giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện cho các cơ quan, đơn vị liên quan. Trong đó xác định rõ việc xử lý vi phạm đất đai là nhiệm vụ trọng tâm để đánh giá người đứng đầu năm 2022; góp phần nâng cao hiệu quả việc kiểm tra, phát hiện, xử lý triệt để các trường hợp vi phạm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm phát sinh, chấm dứt tình trạng lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, xây tường, đổ đất và các vi phạm khác về đất đai trên địa bàn.

Đa chức năng Đa chức năng

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 6,228
Tổng số trong ngày: 1,629
Tổng số trong tuần: 2,236
Tổng số trong tháng: 34,060
Tổng số trong năm: 204,752
Tổng số truy cập: 487,229